Trám bít hố rãnh là gì?

Trám bít hố rãnh (sealant) là phương pháp sử dụng vật liệu nha khoa (thường là composite dạng lỏng hay glassionomer) để che phủ những hố, rãnh sâu và nhỏ trên bề mặt nhai của răng – đặc biệt là răng hàm. Mục đích là ngăn vi khuẩn, thức ăn bám vào, từ đó phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Đây là thủ thuật đơn giản, không đau, không mài răng – rất thích hợp cho trẻ nhỏ từ 6 tuổi khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc.

Vì sao sâu răng thường xuất hiện ở hố rãnh?

Răng gồm có hai phần là thân răng và chân răng, được phân cách nhau bởi cổ răng. Bên trong mỗi chiếc răng có phần tủy răng được bao quanh bởi men và ngà răng. Riêng răng hàm, trên bề mặt nhai còn hình thành các hố và rãnh – vị trí bị tác động đầu tiên nếu sâu răng hình thành.

Theo thống kê của nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng ở hố rãnh của mặt nhai chiếm tới 90% tổng số sâu răng. Điều này là do:

  • Cấu trúc dễ lưu giữ thức ăn, mảng bám: Các rãnh trên mặt nhai của răng thường sâu và hẹp, khiến lông bàn chải đánh răng khó chạm tới để làm sạch. Điều này làm thức ăn đóng lại tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn phát triển rồi hình thành sâu răng.
  • Sự ngấm vôi của men răng chưa hoàn tất: Tình trạng sâu răng hố rãnh xuất hiện nhiều ở trẻ em từ 6 – 12 tuổi. Bởi vì đây là giai đoạn lớp men răng của răng sữa mới mọc lên chưa trường thành. Do đó, sức đề kháng với sâu răng kém nên răng dễ bị sâu, đặc biệt là ở hố rãnh.
  • Tình trạng sâu răng hố rãnh xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ từ 6 – 12 tuổi. Tần suất sâu hố rãnh lớn nhất trong thời gian bốn năm sau khi trẻ răng mọc và tiếp tục xảy ra ở các năm sau đó. Vậy nên để phòng ngừa tình trạng sâu răng, phụ huynh nên cho con trám răng hố rãnh càng sớm càng tốt.

Vật liệu trám bít hố rãnh là gì?

Với trẻ em, vật liệu được sử dụng để trám răng bít hố rãnh gồm có:

Glassionormer cement

Vật liệu làm từ bột thủy tinh silicat, có màu sắc tương tự răng thật. Sau khi hàn, vật liệu sẽ giải phóng fluor làm men răng cứng hơn, tăng sức đề kháng với sâu răng, tăng tái khoáng men và ngà tổn thương. Ngoài ra vật liệu còn làm thay đổi thành phần vi khuẩn và các sản phẩm chuyển hóa từ mảng bám. Ngay cả khi miếng trám bong thì vẫn còn một ít vật liệu ở phần sâu của hố rãnh giúp phòng tránh sâu răng.

Sealant trám bít hố rãnh

Đây là lớp nhựa (plastic coating) trong hoặc có màu tương tự răng tự nhiên. Vật liệu trám bít này giúp mặt nhai của răng hàm được bằng phẳng, dễ dàng vệ sinh. Điều này giúp ngăn ngừa thức ăn mắc trong các rãnh, từ đó hạn chế mảng bám và vi khuẩn phát triển gây sâu răng.

Vì sao nên trám bít hố rãnh cho trẻ em?


  • Phòng ngừa sâu răng sớm: Hố rãnh là nơi dễ tích tụ mảng bám, khó vệ sinh.
  • Không đau – không xâm lấn: Không cần gây tê, không mài răng.
  • Tiết kiệm chi phí điều trị về sau: Tránh nguy cơ phải trám hoặc chữa tủy do sâu răng.
  • Bảo vệ răng nhai vĩnh viễn: Răng số 6 mọc từ rất sớm (khoảng 6 tuổi) và sẽ theo bé đến suốt đời.

Trám bít hố rãnh áp dụng cho răng nào?


  • Răng hàm sữa có hố rãnh sâu (thường là răng số 4, 5)
  • Răng hàm vĩnh viễn mới mọc (răng số 6, 7)
  • Ưu tiên răng không sâu, không bị mòn, chưa trám trước đó

Độ tuổi phù hợp để trám bít hố rãnh


  • Từ 6 tuổi: Răng hàm vĩnh viễn bắt đầu mọc
  • 12 tuổi: Giai đoạn răng số 7 mọc lên
  • Có thể thực hiện sớm hơn ở răng hàm sữa nếu có hố rãnh sâu, dễ bị sâu

Quy trình trám bít hố rãnh tại Lux Smile

Thăm khám và đánh giá răng hàm:

  • Kiểm tra xem răng có đủ điều kiện trám hố rãnh không (không sâu, chưa trám).

Làm sạch bề mặt răng:

  • Dùng dụng cụ siêu âm làm sạch

Cách ly khô vùng răng cần trám:

  • Giữ khô răng bằng cuộn bông và hút nước bọt để vật liệu bám chắc.

Thoa chất tạo độ bám:

  • Dung dịch acid nhẹ giúp tăng liên kết giữa vật liệu và men răng.

Đặt vật liệu sealant:

  • Bác sĩ dùng đầu tip đặt vật liệu vào hố rãnh, dàn đều.

Chiếu đèn quang trùng hợp: Hoặc hoá trùng hợp ( tuỳ vật liệu trám)

  • Làm cứng vật liệu trong vài giây bằng ánh sáng xanh ( nếu quang trùng hợp)
  • Chất trám bít sẽ tự cứng nếu là loại hóa trùng hợp.

Kiểm tra khớp cắn và hoàn tất:

  • Đảm bảo không bị cộm khi nhai.
  • Trám hố rãnh có đau không? Hoàn toàn không đau, không khoan răng.
  • Hiệu quả kéo dài bao lâu? Từ 1-2 năm, tùy thói quen ăn nhai và vệ sinh.
  • Có cần trám lại không? Có thể cần tái trám nếu vật liệu bị bong.
  • Sau khi trám có cần kiêng gì? Không, bé có thể ăn uống như bình thường.
  • Răng đã bị sâu hoặc có miếng trám cũ
  • Răng quá mòn, không còn hố rãnh sâu
  • Trẻ chưa đủ tuổi mọc răng hàm hoặc chưa biết hợp tác khi khám
  • Vệ sinh răng đúng cách, tránh ăn đồ quá cứng ngay sau khi trám
  • Tái khám định kỳ để kiểm tra độ bám dính của vật liệu

So sánh trám hố rãnh và trám sâu răng

Tiêu chí

Trám hố rãnh

Trám sâu răng

Mục đích

Phòng ngừa sâu răng

Điều trị khi đã sâu

Gây tê

Không cần

Có thể cần

Khoan răng

Không

Thời gian thực hiện

Rất nhanh (5–10 phút/răng)

15–30 phút tùy vị trí

Độ tuổi phù hợp

Trẻ em 6–12 tuổi

Tất cả độ tuổi

Tại sao nên chọn Lux Smile để trám bít hố rãnh cho bé?

  • Bác sĩ nhẹ nhàng, hiểu tâm lý trẻ
  • Dụng cụ chuyên biệt cho răng trẻ em – không gây sợ hãi
  • Vật liệu sealant cao cấp, độ bám dính tốt
  • Thời gian nhanh, không đau, không khoan răng
  • Chi phí minh bạch – tư vấn rõ ràng trước điều trị
  • Cam kết hiệu quả phòng ngừa sâu răng rõ rệt
  • Cam kết không đau, không mài răng, an toàn tuyệt đối
  • Cam kết theo dõi và bảo hành kết quả lâu dài

Trám bít hố rãnh – Hành động nhỏ, bảo vệ lớn cho nụ cười trẻ thơ

Việc trám bít hố rãnh có thể xem là “lá chắn” đầu tiên chống lại sâu răng cho trẻ. Đừng để những chiếc răng đầu đời phải sớm hư hại. Hãy để Lux Smile đồng hành cùng bé yêu trên hành trình phát triển nụ cười khỏe mạnh, tỏa sáng từ sớm.

Trải nghiệm dịch vụ
tại Lux Smile Studio

Tìm lại tự tin thẩm mỹ nụ cười !